SÚNG BẮN NHIỆT ĐỘ HỒNG NGOẠI

Mô tả:
Công ty Tăng Minh Phát chuyên cung cấp súng bắn nhiệt độ, súng bắn nhiệt độ hồng ngoại, can nhiệt, can nhiệt PT100, đầu dò nhiệt độ củ hành, Nhiệt kế bức xạ, pyrometers, RTD, cảm biến nhiệt độ hồng ngoại
Chia sẻ:
Số lượng
Yêu cầu gọi lại
số điện thoại

Súng đo nhiệt độ hồng ngoại là gì? 

Súng đo nhiệt độ hồng ngoại là:

Súng đo nhiệt độ từ xa sử dụng công nghệ cảm ứng bức xạ hồng ngoại nên có thể đo được các nguồn nhiệt từ xa mà không cần tiếp xúc trực tiếp, vẫn đo nhiệt độ chính xác cao và nhanh chóng (thường gọi là súng đo nhiệt độ hồng ngoại hay súng bắn nhiệt độ).

TÁC DỤNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG SÚNG ĐO NHIỆT ĐỘ LÀ GÌ ?

Sóng hồng ngoại là ánh sáng có bước sóng dài hơn ánh sáng nhìn thấy. Hồng ngoại được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp quốc phòng, an ninh, công nghiệp sản xuất. Riêng trong lĩnh vực sản xuất, súng đo hồng ngoại tỏ ra rất nhiều lợi thế và được nhiều nhà máy và các kỹ sư tin dùng.
Với phương pháp này sử dụng khi đo nhiệt độ bề mặt của vật ở xa, cao, khó tiếp cận hay trong môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ khu vực quá nóng và nguy hiểm đến tinh mạng.
Sử dụng Súng đo nhiệt độ lazer rất dễ dàng, an toàn cho mọi người sử dụng. Chỉ cần ngắm và bóp cò, màn hình LCD ngay lập tức hiển thị nhiệt độ. Tia laser màu đỏ giúp bạn nhắm vào các mục tiêu cả gần và xa.

Các hãng uy tín hiện được sử dụng nhiều như:

1. RTD - Nhiệt điện trở

-  Cấu tạo: gồm có dây kim loại làm từ: Đồng, Niken, Patium,…được quấn theo hình dáng của đầu to
-  Nguyên lý: Khi nhiệt độ thay đổi điện trở giữa 2 đầu dây kim loại này sẽ thay đổi, và tùy chất liệu kim loại sẽ có độ tuyến tính trong 1 khoảng nhiệt độ nhất định. Điện trở càng tăng thì nhiệt độ càng cao
-  Ưu điểm: Độ chính xác cao hơn thermocouple, dễ sử dụng hơn, chiều dài dây không hạn chế.
-  Khuyết điểm: Dải đo bé hơn cặp nhiệt điện, giá thành cao hơn cặp nhiệt điện.
-  Thường dùng: Trong các ngành công nghiệp chung, công nghiệp môi trường hay gia công vật liệu, hóa chất,…
-  Tầm đo: -200 – 7000C

Lưu ý khi sử dụng nhiệt điện trở RTD

-  Loại RTD 4 dây giảm điện trở dây dẫn đi 1/2, giúp hạn chế sai số.
-  Cách sử dụng của RTD khá dễ chịu hơn so với Thermocouple. Chúng ta có thể nối thêm dây cho loại cảm biến này (hàn kĩ, chất lượng dây tốt, có chống nhiễu) và có thể đo test bằng VOM được.
-  Vì là biến thiên điện trở nên không quan tâm đến chiều đấu dây.

Đầu củ hành - Nhiệt điện trở RTD

2. Thermocouple - Cặp nhiệt điện

-  Cấu tạo: Gồm 2 chất liệu kim loại khác nhau, hàn dính một đầu.
-  Nguyên lý: Nhiệt độ thay đổi cho ra sức điện động thay đổi (mV).
-  Ưu điểm: Bền, đo nhiệt độ cao.
-  Khuyết điểm: Nhiều yếu tố ảnh hưởng làm sai số. Độ nhạy không cao.
-  Thường dùng: Lò nhiệt, môi trường khắc nghiệt, đo nhiệt nhớt máy nén, những nơi không cần độ chính xác quá cao…
-  Tầm đo: -100  - 1400 0C

Cấu tạo của cảm biến Thermocouples

-  Gồm 2 dây kim loại khác nhau được hàn dính 1 đầu gọi là đầu nóng (hay đầu đo), hai đầu còn lại gọi là đầu lạnh (hay là đầu chuẩn). Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh thì sẽ phát sinh 1 sức điện động V tại đầu lạnh. Một vấn đề đặt ra là phải ổn định và đo được nhiệt độ ở đầu lạnh, điều này tùy thuộc rất lớn vào chất liệu. Do vậy mới cho ra các chủng loại cặp nhiệt độ, mỗi loại cho ra 1 sức điện động khác nhau: E, J, K, R, S, T. Các bạn lưu ý điều này để chọn đầu dò và bộ điều khiển cho thích hợp.

-  Dây của cặp nhiệt điện thì không dài để nối đến bộ điều khiển, yếu tố dẫn đến không chính xác là chỗ này, để giải quyết điều này chúng ta phải bù trừ cho nó (offset trên bộ điều khiển).

Lưu ý khi sử dụng cảm biến Thermocouples

-  Từ những yếu tố trên khi sử dụng loại cảm biến này chúng ta lưu ý là không nên nối thêm dây (vì tín hiệu cho ra là mV nối sẽ suy hao rất nhiều). Cọng dây của cảm biến nên để thông thoáng (đừng cho cọng dây này dính vào môi trường đo). Cuối cùng là nên kiểm tra cẩn thận việc Offset thiết bị.
-  Lưu ý: Vì tín hiệu cho ra là điện áp (có cực âm và dương) do vậy cần chú ý kí hiệu để lắp đặt vào bộ khuếch đại cho đúng.

 

Cảm biến nhiệt độ - Cảm biến Thermocouples

3. Pyrometers - Cảm biến nhiệt hồng ngoại 

Còn được hỏi là Hỏa kế hay Nhiệt kế bức xạ

-  Cấu tạo: Làm từ mạch điện tử, quang học.
-  Nguyên lý: Đo tính chất bức xạ năng lượng của môi trường mang nhiệt.
-  Ưu điểm: Dùng trong môi trường khắc nghiệt, không cần tiếp xúc với môi trường đo.
-  Khuyết điểm: Độ chính xác không cao, đắt tiền.
-  Thường dùng: Làm các thiết bị đo cho lò nung.
-  Tầm đo: -54 - 2000 0C

Cấu tạo cảm biến nhiệt độ hồng ngoại

- Pyrometers là loại thiết bị chuyên dụng dùng để đo nhiệt độ của những môi trường mà các cảm biến thông thường không thể tiếp xúc được (lò nung thép, hóa chất ăn mòn mạnh, khó đặt cảm biến). 

Lưu ý khi sử dụng hỏa kế

-  Tùy theo thông số của nhà sản xuất mà hỏa kế có các tầm đo khác nhau, tuy nhiên đa số hỏa kế đo ở khoảng nhiệt độ cao. Và vì đặc điểm không tiếp xúc trực tiếp với vật cần đo nên mức độ chính xác của hỏa kế không cao, chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường xung quanh (góc độ đo, rung tay, ánh sáng môi trường).

 

Cảm biến nhiệt độ hồng ngoại hãng Keller

Tham khảo một số sản phẩm:

Đại lý Keller tại Việt Nam

SÚNG BẮN NHIỆT ĐỘ HỒNG NGOẠI

Bình luận của bạn
*
*
 Captcha
Danh sách Sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
Liên hệ tư vấn mua hàng
Thống kê truy cập
  • Trực tuyến:
    4
  • Hôm nay:
    4277
  • Tuần này:
    6654
  • Tháng trước:
    14653
  • Tất cả:
    1997128
Video ClipVideo Clip
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TĂNG MINH PHÁT

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tăng Minh Phát

  1. VPĐD: Số 1, Đường số 27, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Tp.HCM

  2. Nhân viên kinh doanh: Trung ( Mr.Trung)

  3. Email:  sale18@tmpvietnam.com        Tel:  0914.981.967

  4. VP tại Đức: Am Boscheler Berg 4a 52134 Herzogenrath

  5. Website: gianhangtudonghoa.com

Chính Sách Mua Hàng

 

   Giao hàng miễn phí.

   Làm việc các ngày trong tuần.

   Thanh toán linh động.

    Bảo hành 12 tháng.

Bản đồ

 

Công ty Tăng Minh Phát

 

© 2017 Tangminhphat.com, all right reserved.

Thiết kế website www.webso.vn

Loading...

Back To Top